Kết quả tìm kiếm cho "ngành chế biến rau quả"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1481
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng xanh - tuần hoàn - hữu cơ, gắn với bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững…
Từ đầu năm đến nay, ngành Công Thương đã tích cực quảng bá, xúc tiến thương mại; giới thiệu doanh nghiệp (DN) tham gia các sự kiện kết nối giao thương, góp phần mở rộng thị trường để thúc đẩy tăng trưởng.
Giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện An Phú đã tập trung chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay, công tác này đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống nông dân xứ đầu nguồn.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, cộng với giá lúa bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng tăng… Các địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái). Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình này cho hiệu quả kinh tế rất tốt.
Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT), công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2021- 2025, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả tích cực, góp phần cải thiện đời sống nông dân, tạo vùng nguyên liệu chất lượng cho xuất khẩu.
Là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu nông sản chế biến đông lạnh ra thị trường thế giới với gần 50 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) đã đồng hành, góp phần phát triển nông nghiệp An Giang sản xuất bền vững. Đặc biệt, thông qua mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, công ty đã tạo việc làm, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả…
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động và khó lường, nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh trong 5 tháng đầu năm 2025 có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận, với tổng kim ngạch ước đạt 675 triệu USD, tăng trên 3% so cùng kỳ...
Ngày 10/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2026 - 2030.
Trong bối cảnh thị trường bị bủa vây bởi vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là các mặt hàng thiết yếu thì cuộc chiến chống lại những vi phạm này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng và uy tín của một nền kinh tế.
Tại Tỉnh ủy Kiên Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy An Giang và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang chuẩn bị toàn diện, tổ chức thực hiện hiệu quả việc hợp nhất tỉnh gắn với sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Báo An Giang xin đăng nguyên văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc này.
Chuyển đổi số (CĐS) đang là xu hướng tất yếu và mạnh mẽ trong thời đại công nghiệp 4.0, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN). Nhiều DN An Giang đẩy mạnh CĐS, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất - kinh doanh (SXKD), nắm bắt kịp xu thế, hướng tới phát triển bền vững trong thời đại số hóa.